Microsoft hoạt động nhiều cuối 2012 đầu 2013

Ngày 29/1/2013 Microsoft đã làm lễ ra mắt bản bộ phần mềm văn phòng nổi tiếng Office mới nhất của họ với hai phiên bản khác nhau là Microsoft Office 2013 và Microsoft Office 365.

Không giống những phiên bản trước đây, phần đáng nói nhất của phần mềm “vua” này (vua vì khắp thế giới được rất nhiều người tiêu dùng xài nó) là người tiêu dùng có 2 lựa chọn tiêu tiền: hoặc bỏ tiền bỏ ra để mua một lần, hay bỏ tiền thuê quyền sử dụng nó. Cả hai đều với giá chẳng “mềm” chút nào. Microsoft từ lâu là công ty rất thành công trong kinh doanh, và cấp lãnh đạo mới của Microsoft thừa hưởng đặc tính này của công ty từ ông chủ Bill Gate!
 
Chúng ta gọi là “mua” hoặc “thuê” vì có tới hai bản Office, một dùng cho máy để bàn (giả định máy này có thể hoặc không có kết nối, nên mới có phiên bản máy để bàn). Đối với máy này Office được bán theo chế độ giấy phép (bạn mua 1 phần mềm thì có giấy phép dùng nó cho máy đó). Bản kia với tên gọi là Office 365, là bản bạn trả tiền “thuê” để sử dụng nó, đóng phí theo định kỳ hàng năm.  
 
Về giá cả, thì để dùng phiên bản trực tuyến (bản thuê) bạn phải bỏ ra 99 USD/ năm, và bạn được dùng nó ở hai hình thức:
 
1. Truy cập trực tuyến để soạn và lưu trữ ngay trên mạng, và lưu ở ổ đĩa đám mây dành cho bạn khi đăng ký. Với cách bán này, bạn sẽ bị ràng buộc là người “rót” tiền đều đều theo thời gian cho Microsoft, thực hiện thêm một bước sâu hơn nữa để “cột” bạn vào Microsoft lâu dài.
2. Bạn cũng có thể cài bộ phần mềm văn phòng này cho tối đa là 5 máy tính để bàn.
 
Đối với phiên bản kia, Microsoft có chính sách bán theo số lượng giấy phép, nếu công ty bạn có nhiều máy thì đăng ký thì mua gói càng nhiều máy giá sẽ được giảm hơn so với ít máy. Tương tự, với bộ máy văn phòng 365 nảy nếu bạn đăng ký gói Doanh Nghiệp Nhỏ, thì giá tuy có đắt hơn chút ít  (149 USD/năm), nhưng được cài đến 10 máy tính để bàn. Gói này thực sự chưa công bố chính thức ở thời điểm công bố bộ Office, nên không biết cuối cùng có thay đổi gì về giá không?
 
Còn nếu bạn muốn mua bộ phần mềm này về dùng cho các máy tại nhà hay xí nghiệp của bạn, thì bạn có đến 3 chọn lựa (3 bản khác nhau):
 
1. bản cho người dùng ở nhà hay học sinh, sinh viên giá bộ phần mềm là 199 USD
2. bản cho doanh nghiệp và gia đình, 219 USD, và
3. bản chuyên nghiệp (Microsoft Office Professional), giá 399.99 USD.
 
Bạn sẽ thấy ngay là giá của bộ Office cho máy để bàn này giá đắt hơn nhiều so bộ đăng ký dùng trực tuyến; mà lại chỉ có quyền cài trên 1 máy thôi! Điều này còn siết chặt hơn các phiên bản office phát hành trước đây, người mua còn được quyền cài cho 2 hoặc 3 máy. Người ta đã dễ dàng thấy Microsoft đang dùng giá phần mềm để giục người dùng đăng ký dùng phiên bản trực tuyến (office 365) hơn là khuyến khích dùng bộ cài máy để bàn.
 
Trong bài điểm về chính sách giá cả của Microsoft David Ringstrom  nhận xét: “Microsoft đang giục người dùng dùng điện toán đám mây đồng thời muốn bảo đảm nguồn thu tuôn vào ổn định”.
 
Trong một diễn biến khác, sau một thời gian thử nghiệm, Microsoft đã chính thức đưa dịch vụ webmail của mình là outlook.com vào vận hành hôm 19/2/2013 sau một thời gian cho dùng thử nghiệm. Dịch vụ mới của Microsoft chắc chắn sẽ nhanh chóng chuyển những người dùng của Microsoft hiện đang ở vài dịch vụ mail khác nhau của công ty này vào hệ thống webmail mới. Theo số liệu người dùng email thì hiện gmail có đông người đăng ký nhất, với chừng 425 triệu người. Theo hãng nghiên cứu Comscore thì số người dùng ở 3 dịch vụ email lớn nhất là gmail, yahoo mail và hotmail (hotmail là của Microsoft) là  306 triệu, 293 triệu và 267 triệu người dùng. Chắc chắn với dịch vụ webmail mới thì Microsoft dễ dàng và nhanh chóng đưa con số người dùng dịch vụ của họ lên. Những người này hiện đang dùng dịch vụ của Microsoft với vài địa chỉ khác nhau (hotmail, msn...), số lượng này cộng thêm số người đăng ký mới ở outlook.com chắc hẳn phải là con số đáng kể.
 
Tóm lại, từ cuối 2012 đến nay trong một thời gian ngắn Microsoft đã liên tục đưa ra nhiều sự kiện lớn: 25/10/2012- phát hành đệ điều hành “cách mạng” của họ là Windows 8 tập trung nhiều vào màn hình chạm, nghĩa là hướng tới máy thuộc họ BYOD, đồng thời tung ra máy tính bảng, để lần đầu tiên trở thành một công ty vừa làm phần mềm, vừa làm phần cứng với máy tính bảng Surface. Sau đó, họ cho ra mắt hệ điều hành Windows 8 cho điện thoại thông minh (ngày 29/10/2012) rồi nay tung ra bản Office 2013 mà từ lâu những người hâm mộ phần mềm Microsoft chờ đợi.
 
Với quá khứ hoạt động thành công lẫy lừng của công ty từ thời ông chủ Bill Gate, người kế tục hiện nay là Steve Ballmer cũng rất biết cách đảm bảo dòng tiền rót đều vào tài khoản công ty mình với cách bán mới vừa nói ở trên (đăng ký sử dụng trực tuyến, trả tiền theo năm hơn là mua hẳn giấy phép cho từng máy). Nhưng liệu người dùng tương lai có muốn cột chặt mình vào Microsoft, vào Windows và Office? Sẽ có một trào lưu tương tự như hệ điều hành Android cho điện thoại thông minh, là chuyển từ dùng phần mềm bản quyền với đủ thứ ràng buộc vào một vài công ty độc quyền (Apple, Microsoft...) sang phần mềm mã nguồn mở không?
 
Khi dùng phần Windows mới, chắc chắn bạn sẽ biết là phần mềm này đưa vào một đặc tính bảo mật mới chỉ có trong bộ vi xử lý được làm gần đây mới có tính năng này. Dĩ nhiên lý do của họ là bảo mật để làm cho máy an toàn tránh sự tấn công gây thiệt hại của virus hay các phần mềm độc hại trên mạng (Microsoft giải thích trong phần mềm dò tính tương thích với Windows 8 vể tính năng này, "NX allows the processor to help guard the PC from attacks by malicious software") . Bạn không thể cài phần mềm Windows 8 vào máy nếu bộ vi xử lý của bạn chưa không có tính năng này, (nghĩa là những chíp ra đời hơi lâu), hoặc máy bạn có tính năng này nhưng chưa bật nó lên. Nếu không có NX, cũng có nghĩa là không có Windows 8. Nghĩa là bạn phải mua máy mới, hệ điều hành mới và sau cùng là bộ Office mới!
 
Ôi, Microsoft, kẻ kinh doanh tài tình!
 
Vài hình ảnh về máy bảng và Windows 8
Sinofsky bị sự cố!Surface tại lễ ra mắtÔng chủ Microsoft Ballmer
Sự cố không ngờ...

(Steven Sinofsky đang giới thiệu Surface tại một lễ giới thiệu hồi tháng 6/2012 (trước khi phát hành), giữa chừng thì máy bảng bị đứng... Chết chưa!)

Tường thuật tại chỗ lễ ra mắt ồn ào của Windows 8 tại Chelsea Piers Complex ở Mahattan, Mỹ
 
Tiếng Việt